Page 26 - KTVNSO45
P. 26
Hồ sơ
VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ
TRONG PHÒNG CHỐNG
RỬA TIỀN
Hành vi rửa tiền có tác động ăn mòn đối với xã hội và toàn bộ hệ thống kinh tế. Ngày nay, có nhiều lựa chọn khác nhau cho
phần mềm chống rửa tiền nhằm hỗ trợ các công ty tuân thủ các quy định nghiêm ngặt từ Chính phủ. Các biện pháp phòng
chống rửa tiền, khi được thực hiện hiệu quả, sẽ giảm thiểu những tác động bất lợi của hoạt động kinh tế tội phạm; đồng thời,
thúc đẩy tính liêm chính và ổn định trên thị trường tài chính.
Thực hiện: NGỌC LINH - Đồ họa:
7,4
XU HƯỚNG MỚI NỔI CỦA CÁC GIẢI PHÁP NGÂN HÀNG SỐ VÀ ƯU TIÊN CHIẾN LƯỢC VỀ BẢO MẬT
THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠO CƠ HỘI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG PHẦN MỀM CHỐNG RỬA TIỀN
6,64
Quy mô thị trường phần mềm
chống rửa tiền toàn cầu
Đơn vị:tỷ USD
5,96
5,35
4,8
4,31
3,87
3,47
3,12
2,8
Với sự gia tăng của gian lận tài chính cùng vị thế ngày
càng lớn của thanh toán kỹ thuật số, nhiều quy định
khác nhau về phương thức thanh toán này đã được
đưa ra và liên tục hoàn thiện ở nhiều quốc gia trên thế
giới. Các quy định nghiêm ngặt của các chính phủ về
phòng chống rửa tiền (Anti-Money Laundering – AML)
và nguy cơ tổn thất tài chính và uy tín đối với những
người phạm luật là yếu tố nổi bật thúc đẩy việc sử
dụng các phần mềm AML của các tổ chức tài chính
trên toàn cầu. Xu hướng tăng cường tập trung vào việc
tích hợp các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI),
học máy (Machine Learning - ML) và dữ liệu lớn (Big
Data) trong quá trình phát triển phần mềm AML được
kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu về loại phần mềm này
trong những năm tới. Theo Precedence Research, quy
mô thị trường phần mềm chống rửa tiền toàn cầu ước
tính đạt 3,12 tỷ USD năm 2022 và dự kiến sẽ đạt
2021 2022 2023 (F) 2024 (F) 2025 (F) 2026 (F) 2027 (F) 2028 (F) 2029 (F) 2030 (F)
khoảng 7,4 tỷ USD vào năm 2030, tăng trưởng với tốc
độ CAGR 11,4% từ năm 2022 đến năm 2030. Nguồn: Precedence Research, F = Forecast
www.vneconomy.vn
48 KINH TẾ VIỆT NAM | Số 45 | Ngày 6/11/2023