Page 71 - KTVNSO7+8
P. 71

2024
                                                                                                               TÀI CHÍNH                      XUÂN GIÁP THÌN





            Tại các nước phát triển và ngay tại
          châu Á, tập quán sử dụng xếp hạng tín
          nhiệm cho các hoạt động liên quan tới trái
          phiếu là phổ biến và đã hình thành thông
          lệ, cụ thể: tỷ lệ TPDN được xếp hạng tại
          Indonesia là 92%, Thái Lan 84%,
          Malaysia 56%. Dựa trên hai tiêu chí xếp
          hạng tín nhiệm bắt buộc quy định tại Nghị
          định 65/2022 và số liệu tài chính mà các
          đơn vị phát hành công bố vào tháng
          6/2023, chỉ có 221 tổ chức phát hành phải
          thực hiện xếp hạng tín nhiệm bắt buộc
          trong năm 2024, số lượng này tương
          đương 30% số lượng tổ chức phát hành đã
          được ghi nhận. Đặc biệt, tập quán xếp
          hạng cho trái phiếu phát hành mới chưa
          tồn tại trên thị trường cho tới tháng
          12/2023.
            Để thúc đẩy sự phát triển của hoạt
          động xếp hạng tín nhiệm, cần cân nhắc sửa
          đổi Nghị định 88/2014/NĐ-CP. Chúng tôi
          đề nghị xem xét việc quy định xếp hạng tín
          nhiệm bắt buộc với các tổ chức và trái
          phiếu phát hành ra công chúng, quy định
          xếp hạng tín nhiệm đối với từng trái phiếu
          cụ thể và có cơ chế khuyến khích việc tham
          gia xếp hạng tín nhiệm. Cơ chế khuyến
          khích có thể là chấm điểm quản trị doanh
          nghiệp cao hơn cho các doanh nghiệp
          niêm yết có xếp hạng tín nhiệm, ưu đãi phí
          giao dịch cho các trái phiếu có xếp hạng
          niêm yết trên Sở giao dịch, các cơ chế này
          đang được áp dụng ở các thị trường lân cận
          như Thái Lan, Malaysia.
            Nhìn chung, xếp hạng tín nhiệm sẽ là
          một công việc khó khăn ban đầu với tất cả
          các bên tham gia, nhưng về dài hạn sẽ tạo
          lập nên một thị trường trái phiếu lành
          mạnh và bền vững, có lợi cho tất cả các bên.


          Vậy, ông đánh giá thế nào về triển vọng
          kinh tế Việt Nam cũng như hoạt động
          huy động vốn của các doanh nghiệp
          trong năm 2024?
            Ổn định kinh tế vĩ mô là điểm sáng
          trong hoạt động kinh tế Việt Nam năm
          2023. Trong báo cáo Triển vọng tín dụng
          2024 phát hành tháng 12/2023, VIS
          Rating nhận định rằng tình hình vĩ mô
          Việt Nam sẽ cải thiện trong năm 2024 và
          các yếu tố vĩ mô sẽ tiếp tục ổn định. Trong
          đó, đầu tư công, chi ngân sách ở mức cao
          kỷ lục và những thay đổi tích cực về luật
          và nghị định sẽ là hỗ trợ mạnh nhất để
          thúc đẩy kinh tế trong nước và bù đắp cho
          nhu cầu xuất khẩu yếu. Bên cạnh đó, môi
          trường lãi suất duy trì ở mức thấp giúp
          giảm chi phí huy động vốn và áp lực tài
          chính của doanh nghiệp.
            Tình hình kinh tế có khả năng cải
          thiện rõ hơn trong nửa cuối năm 2024,
          khi kinh tế Mỹ và các khu vực khác bắt
          đầu thay đổi giúp xuất khẩu tốt hơn, lãi
          suất cho vay giảm dần về mức hợp lý và
          những chính sách của Chính phủ Việt
          Nam dần có hiệu quả rõ rệt.
            Do đó, các kênh huy động vốn trong
          năm 2024 đều có sự cải thiện. Thị trường
          trái phiếu hồi phục và dần hấp dẫn trở
          lại. Kênh huy động cổ phiếu đã ở mức
          thấp kỷ lục trong năm 2023 và có thể hồi
          phục trở lại khi triển vọng vĩ mô tích cực
          hơn. Kênh cho vay ngân hàng tiếp tục cải
          thiện với chính sách thúc đẩy tín dụng để
          tăng trưởng kinh tế và lãi suất cho vay
          thấp hơn.
            Chúng tôi cho rằng khả năng tiếp cận
          các nguồn vốn sẽ tốt hơn đối với các doanh
          nghiệp và nhu cầu về vốn cũng có sự tăng
          trưởng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng
          những yếu tố bất ổn từ bên ngoài như xung
          đột địa chính trị hoặc các nền kinh tế lớn
          giảm tốc rất khó dự đoán và vẫn sẽ là
          những rủi ro đáng lưu ý đối với Việt Nam
          trong năm tới. <


          www.vneconomy.vn                                                                                              Số 7+8 | Ngày 12 - 25/2/2024 | KINH TẾ VIỆT NAM 69
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76