Page 122 - KTVNSO7+8
P. 122
2024
XUÂN GIÁP THÌN ĐỐI THOẠI
VỚI CEOs
“CHẮP CÁNH” VĂN HÓA KINH DOANH
Để doanh nghiệp bay cao, bay xa
Việc hình thành văn hóa ần 98% doanh nghiệp Việt Nam là
doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế
kinh doanh năng động và
về quy mô, năng lực, trình độ quản
G
kiên cường cho cộng trị… Hầu hết doanh nghiệp tư nhân Việt
đồng doanh nghiệp sẽ Nam chưa nhận thức, quan tâm đầy đủ và
đầu tư thích đáng cho kế hoạch, chiến lược
thúc đẩy phát triển bền kinh doanh bền vững, trong đó có việc khai
vững và cải thiện vị thế thác các lợi thế văn hóa.
cạnh tranh của Việt Nam
trước bối cảnh biến động Chưa phát huy được
mạnh mẽ không ngừng “sức mạnh mềm”
Theo lãnh đạo Liên đoàn Thương mại
của nền kinh tế toàn cầu.
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cùng với
sự phát triển của kinh tế đất nước, xây dựng
VŨ KHUÊ
văn hóa kinh doanh Việt Nam đang trở
thành một đòi hỏi tất yếu. Trong bối cảnh
hội nhập mạnh mẽ, việc hình thành và phát
triển văn hóa kinh doanh đặc sắc của Việt
Nam có thể trở thành một “sức mạnh mềm”,
góp phần quan trọng nâng cao hình ảnh, vị
thế quốc gia và sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc khơi dậy, phát
huy văn hóa kinh doanh tại Việt Nam vẫn đối
mặt với nhiều khó khăn. Nhận thức về vai trò,
động lực của văn hóa kinh doanh trong hội
nhập còn chưa thật sự đầy đủ. Còn tình trạng
doanh nhân, doanh nghiệp bất chấp đạo lý,
kỷ cương, xâm phạm những chuẩn mực kinh
doanh truyền thống của dân tộc.
Chữ “Tín” trong kinh doanh chưa được
coi trọng, khiến văn hóa kinh doanh Việt
Nam chưa thật sự trở thành nguồn lực,
động lực nội sinh của sự phát triển bền
vững đất nước như kỳ vọng của Đảng và
Nhà nước. Trong khi đó, văn hóa kinh
doanh đóng vai trò then chốt trong việc
giúp doanh nghiệp, doanh nhân đạt được
những lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khả
năng đổi mới và thích ứng nhanh với môi
trường kinh doanh quốc tế.
Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch tập
đoàn Phú Thái, cho rằng văn hóa luôn là
mục tiêu, động lực của sự phát triển. Đặc
biệt, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc
tế mạnh mẽ như hiện nay, xây dựng văn hóa
kinh doanh càng trở nên quan trọng và cấp
thiết hơn. Văn hóa kinh doanh giúp nâng
cao bản lĩnh, trình độ của đội ngũ người lao
động theo hướng chuyên nghiệp hóa, thể
hiện không chỉ trong cách ứng xử, khả năng
sử dụng tốt các công cụ, các thành tựu khoa
học - kỹ thuật, cạnh tranh và hội nhập với
thị trường mà còn cả trong giao tiếp với
khách hàng, định vị thương hiệu và tiếp thị
sản phẩm…
Những “ngôi sao”
tiên phong tạo bản sắc
Mặc dù vậy, trong bức tranh hiếm hoi ấy,
đã có nhiều doanh nghiệp âm thầm theo đuổi
văn hóa kinh doanh riêng, cốt lõi của mình.
Nhiều doanh nghiệp từ thực tiễn đã ban hành
những cuốn sổ tay văn hóa mang thông điệp,
tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp và triết
lý kinh doanh. Mỗi một doanh nghiệp đưa ra
hệ giá trị cốt lõi như “Tiên phong”, “Đổi mới”,
“Tin cậy”, “Hiệu quả”, “Chuyên nghiệp”,
“Chuẩn mực”, “Bền vững”, “Nhân văn”... Đó là
cách làm thực tế, được triển khai, vận hành
hàng ngày trong mỗi doanh nghiệp, mang lại
hiệu quả thiết thực.
Chia sẻ kinh nghiệm từ doanh nghiệp
của mình, ông Nguyễn An Hải, Phó Chủ
www.vneconomy.vn
120 KINH TẾ VIỆT NAM | Số 7+8 | Ngày 12 - 25/2/2024